Thuốc Pepsane điều trị rối loạn dạ dày. Bạn cần biết giá thuốc Pepsane bao nhiêu? Bạn chưa biết thuốc bán ở đâu? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Cùng Thuoclp.com tìm hiểu qua bài viết này.
Thuốc Pepsane là thuốc gì?
Thuốc Pepsane chứa thành phần hoạt chất bao gồm dimeticone và gaiazulene. Đây thuốc rối loạn tiêu hóa có sẵn mà không cần toa của bác sĩ. Nó thuộc về nhóm dược lý chống axit và chống đầy hơi.
- Gaiazulene có tác dụng chống viêm tại chỗ và ngăn phóng thích histamine của các dưỡng bào.
- Dimeticone tạo lớp băng dính vào thành màng nhầy tiêu hóa và có tác dụng chống tạo bọt, ngăn cản sự hấp thu axit.
Thông tin thuốc Pepsane
- Thành phần của Pepsane: Dimethicone – 3g, Gaiazulen – 0.004g.
- Số Đăng Ký: VN-8323-04.
- Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói gel uống.
- Công ty Sản Xuất: Laboratoires Rosa Phytopharma – Pháp.
- Công ty đăng ký: Tedis S.A.
Chỉ định sử dụng thuốc
- Dùng điều trị triệu chứng đau dạ dày: ợ nóng, ợ chua, nóng rát, nặng bụng, khó tiêu và đau rát.
- Dùng trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản.
Chống chỉ định sử dụng thuốc
Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc Pepsane.
Liều dùng Pepsane như thế nào?
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Liều dùng khuyến cáo của Pepsane là: từ 1 – 2 gói, 2 – 3 lần mỗi ngày, khi cơn đau dạ dày xuất hiện.
Cách dùng thuốc Pepsane
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ về: liều lượng thuốc, liệu trình dùng thuốc.
- Thuốc được dùng bằng đường uống. Uống trực tiếp gel trong gói.
- Thuốc dạng gel nên uống trước khi ăn để thuốc có thể bao phủ lòng dạ dày hoặc uống ngay khi xuất hiện cơn đau dạ dày.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Pepsane
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Do có chứa sorbitol, thuốc này chống chỉ định cho bệnh nhân bị bất dung nạp fructose.
- Thuốc này có chứa parahydroxybenzoat có thể gây phản ứng dị ứng chậm.
Mang thai và cho con bú: Dimethicone có thể được dùng trong khi có thai và cho con bú. Không có dữ liệu lâm sàng về guaiazulen ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, cho đến nay, không có dị dạng thai nhi được ghi nhận với chất này. Do vậy, thuốc này có thể dùng trong khi có thai và cho con bú.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc Pepsane có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm những phản ứng quá mẫn như: phát ban da, ngứa.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc Pepsane có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Pepsane được sử dụng đường uống, thuốc đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và tác dụng trực tiếp tại dạ dày nên khi sử dụng đồng thời cùng các thuốc đường uống khác, có thể xảy ra các tương tác hoặc cạnh tranh theo hướng hiệp đồng hoặc đối kháng giữa các thuốc này làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng, hiệu quả điều trị của các thuốc, thậm chí có nguy cơ gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể.
Liệt kê các thuốc đang sử dụng gần đây cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có biện pháp chủ động phòng tránh nguy cơ xảy ra tương tác giữa các thuốc.
Tham khảo hình ảnh thuốc Pepsane:

Cách bảo quản thuốc Pepsane
- Bảo quản thuốc này ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
- Giữ thuốc này ở nơi an toàn, tránh khỏi tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về thuốc Pepsane liên quan đến tác dụng của thuốc và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thuốc để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Mục tiêu của ThuocLP là cung cấp cho quý đọc giả những thông tin phù hợp và mới nhất. Tuy nhiên, vì các loại thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể xảy ra. Thông tin này không thể thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn trao đổi với bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo mộc và chất bổ sung cũng như thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.
Tác giả Bs. Trần Ngọc Ánh
Nguồn uy tín ThuocLP Vietnamese health
Tài liệu tham khảo
- Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011)
- Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013).
- 2012 – 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai.
- 2014 – Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa.
- Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website thuoclp.com.
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị.
Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Website ThuocLP Vietnamese health.
Học vấn:
Qua trình làm việc và công tác:
Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.