Thuốc Varogel điều trị các bệnh về dạ dày. Bạn cần biết giá thuốc Varogel bao nhiêu? Bạn chưa biết thuốc bán ở đâu? Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Cùng Thuoclp.com tìm hiểu qua bài viết này.
Thuốc Varogel là thuốc gì?
Thuốc Varogel là dược phẩm của Công ty Dược phẩm ShinPoong Daewoo Việt Nam. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu,… do các bệnh lý ở dạ dày gây ra.
Varogel là thuốc kháng acid có thành phần nhôm hydroxid, magnesi hydroxid và simethicon.
- Nhôm hydroxid và magnesi hydroxid tan trong acid dịch vị, giải phóng các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày hoặc làm chất đệm cho acid dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Magnesi hydroxid còn có tác dụng nhuận tràng nên làm giảm tác dụng gây táo bón của nhôm hydroxid.
- Simethicon là một chất khử khí không có hệ thống, nó làm thay đổi sức căng bề mặt của các bóng hơi trong hệ tiêu hóa. Các bong bóng khí được chia nhỏ hoặc kết hợp lại và khí này được loại bỏ dễ dàng qua sự ợ hơi hoặc trung tiện.
Thông tin thuốc Varogel
- Thành phần của Varogel: Aluminum oxide (hydroxide gel) – 0,04g; Magnesium hydroxide (30% paste) – 0,08004g; Simethicone (30% Emulsion) – 0,008g
- Số Đăng Ký: VD-5481-08.
- Nhóm: Thuốc tiêu hóa
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói, 20 gói x 10ml hỗn dịch uống
- Công ty Sản Xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo
Chỉ định sử dụng thuốc Varogel
Thuốc Varogel được sử dụng cho các trường hợp:
- Viêm loét dạ dày-tá tràng cấp, mạn tính.
- Tăng tiết acid dạ dày, hội chứng dạ dày kích thích.
- Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
Liều dùng Varogel như thế nào?
Liều thông thường điều trị viêm loét dạ dày⎯ tá tràng cấp, mạn tính: 10ml (1 gói)/lần, 2–4 lần/ngày.
Liều thông thường điều trị triệu chứng tăng tiết axit dạ dày, hội chứng dạ dày kích thích, GERD: 10ml (1 gói)/lần, 2–4 lần/ngày.
Cách dùng thuốc Varogel
Dùng Varogel theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Uống giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn 30 phút-2 giờ, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.
Nếu vấn đề về axit của bạn vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn sau khi bạn sử dụng sản phẩm này trong 1 tuần, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Varogel
Không dùng Varogel cho người có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
Bệnh nhân suy thận nặng, giảm phosphat máu, tăng magnesi máu.
Trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ bị mất nước hay trẻ bị suy thận.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Varogel
Thận trọng ở người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc, có thể bị táo bón và phân rắn.
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ của thuốc Varogel
Varogel nói chung không có tác dụng phụ táo bón hay tiêu chảy nhờ sự phối hợp hài hòa giữa nhôm và magnesi hydroxid.
- Thường gặp: Táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
- Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm, nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
- Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxid làm tác nhân gây dính kết phosphat.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc Varogel có thể tương tác với những thuốc nào?
Dùng chung với các thuốc: tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidine, ketoconazol, itraconazol, … có thể làm giảm hấp thu các thuốc này. Cần uống các thuốc này cách xa thuốc Varogel.
Tham khảo hình ảnh thuốc Varogel:

Cách bảo quản thuốc Varogel
Bảo quản thuốc Varogel ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc Varogel ở nơi an toàn, tránh khỏi tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Tác giả bs. Trần Ngọc Anh
Nguồn: thuoclp.com
Tài liệu tham khảo
Nguồn: https://www.mims.com/vietnam/drug/info/varogel, cập nhật 9/2020
Nguồn uy tín Thuoclp.com: https://thuoclp.com/thuoc-varogel/, cập nhật ngày 29/9/2020
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị.
Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Website ThuocLP Vietnamese health.
Học vấn:
- Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011)
- Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013).
Qua trình làm việc và công tác:
- 2012 – 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai.
- 2014 – Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa.
- Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website thuoclp.com.
Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.